class: center, middle, inverse, title-slide # Trích dẫn chọn lọc ## Marxists ### 2021/11/20 gõ
h
để xem phím tắt,
f
để xem toàn màn hình, gõ
<-
/
->
trang trước/sau; Mobile: hoặc chạm vào bên phải hoặc bên trái slide --- class: right, middle ## _"Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới."_ Marx, *Luận cương về Feuerbach.* --- class: right, middle <h3><em>"Không cần phải thông minh lắm mới thấy được mối liên hệ tất yếu giữa học thuyết của chủ nghĩa duy vật về tính thiện bẩm sinh và sự ngang nhau về trí lực của con người, về tính vạn năng của kinh nghiệm, của tập quán và của giáo dục, về ảnh hưởng của hoàn cảnh bên ngoài đối với con người, về ý nghĩa quan trọng của công nghiệp, về tính hợp lý của hưởng lạc, v.v., với chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Nếu như người ta thu được mọi tri thức và cảm giác, v.v., của mình từ thế giới cảm tính và từ kinh nghiệm trong thế giới cảm tính thì do đó cần phải tổ chức thế giới xung quanh sao cho người ta nhận thức và lĩnh hội được ở đó cái gì thực sự hợp với tính người, sao cho người ta thấy được mình là con người" </em></h3> Marx & Engels, *Gia đình thần thánh* --- class: left, middle <h3><em>"Nếu như lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người. Nếu như người ta không có tự do theo ý nghĩa duy vật, nghĩa là nếu như không phải nhờ lực lượng tiêu cực lẩn tránh cái này cái nọ mà nhờ lực lượng tích cực thể hiện cá tính chân chính của mình mà con người ta có được tự do thì không nên trừng phạt những hành vi tội lỗi của cá nhân riêng lẻ mà nên tiêu diệt nguồn gốc phản xã hội đẻ ra tội lỗi, và đem lại cho mỗi người địa bàn xã hội cần thiết để biểu lộ sức sống trọng yếu của anh ta. Nếu như tính cách con người là do hoàn cảnh tạo nên thì do đó phải làm cho hoàn cảnh hợp với tính người. Nếu như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng của bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội."</em></h3> Marx & Engels, *Gia đình thần thánh* --- class: right, middle <h3><em>"Dĩ nhiên, lao động sản xuất ra những vật phẩm kỳ diệu cho người giàu, nhưng tạo ra sự cùng khổ cho công nhân. Nó sản xuất ra lâu đài, những cũng sản xuất ra cả những túp lều lụp xụp cho công nhân. Nó sản xuất ra cái đẹp, nhưng cũng sản xuất ra sự tàn lụi của công nhân. Nó thay lao động chân tay bằng máy móc, nhưng nó lại ném một bộ phận công nhân trở về với lao động dã man và biến một bộ phận công nhân khác thành những cái máy. Nó sản xuất ra trí óc, nhưng cũng sản xuất ra cả sự đần độn, ngu ngốc cho công nhân"</em></h3> Marx, _Bản thảo kinh tế chính trị_ 👉 [Judy Cox, Istvan Meszaros và học thuyết về tha hóa của Marx](post/2020/07/21/istvan-meszaros-and-marxs-theory-of-alienation__tha-hoa/) --- class: right, middle <h3><em>"Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung."</em></h3> Marx, *Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị.* --- class: right, middle <h3><em>"Theo quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố quyết định trong lịch sử, xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất đời sống hiện thực. Cả Marx lẫn tôi chưa bao giờ có khẳng định gì hơn thế. Do đó, nếu có ai xuyên tạc câu đó khiến cho nó có nghĩa là nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất thì như vậy là họ đã biến câu đó thành một câu trống rỗng, trừu tượng, vô nghĩa"</em></h3> Engels, 👉 [Alan Woods, *Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì?*](/history/wihm/lich-su-la-gi.html) 👉 [#lịch sử](categories/lịch-sử/) --- class: right, middle <h3><em>"Lịch sử không làm gì hết, nó 'không có tính phong phú vô cùng tận nào cả', nó 'không chiến đấu ở trận nào cả'! Không phải 'lịch sử', mà chính con người, con người thực sự, con người sống mới là kẻ làm ra tất cả những cái đó, có tất cả những cái đó và chiến đấu cho tất cả những cái đó. 'Lịch sử' không phải là một nhân cách đặc thù nào đó sử dụng con người làm phương tiện đạt tới các mục đích của mình. Lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình"</em></h3> Marx, _Gia đình Thần thánh_ 👉 [Alan Woods, *Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì?*](/history/wihm/lich-su-la-gi.html) 👉 [#lịch sử](categories/lịch-sử/) --- class: right, middle <h3><em>"Con người làm ra lịch sử của chính mình, nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là trong những điều kiện trực tiếp có trước mắt, đã cho sẵn và do quá khứ để lại. Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống"</em></h3> Marx, *Ngày mười tám tháng Sương mù của Louis Bonaparte.* 👉 [Alan Woods, *Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì?*](/history/wihm/lich-su-la-gi.html) --- class: right, middle <h3><em>"Con người làm ra lịch sử của mình -- vô luận là lịch sử này diễn ra như thế nào -- bằng cách là mỗi người theo đuổi những mục đích riêng, mong muốn một cách có ý thức, và chính kết quả chung của vô số những ý muốn tác động theo nhiều hướng khác nhau đó và của những ảnh hưởng muôn vẻ của những ý muốn đó vào thế giới bên ngoài đã tạo nên lịch sử "</em></h3> Engels, *Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của Triết học cổ điển Đức.* 👉 [#lịch sử](categories/lịch-sử/) --- class: right, middle <h3><em>"... Lịch sử đã diễn ra theo cái hướng là kết quả cuối cùng luôn luôn sinh từ những sự xung đột giữa nhiều ý chí cá nhân mà mỗi ý chí cá nhân này lại do vô số những điều kiện sinh sống đặc biệt tạo ra. Do đó, có vô số lực lượng cản trở lẫn nhau, có hằng hà sa số những lực bình hành, làm nảy sinh ra một hợp lực, tức là sự biến lịch sử."</em></h3> Engels, _Thư Engels gửi Joseph Bloch ở Knoenigsberg_, 👉 [#lịch sử](categories/lịch-sử/) --- class: left, middle <h3><em>"Con người tự làm ra lịch sử của mình, nhưng từ trước đến nay, họ không tuân theo một ý chí chung, theo một kế hoạch chung, mà cũng chưa phải là trong khuôn khổ một xã hội nhất định có tổ chức và được quy định rõ ràng. Những cố gắng của họ đi ngược lại nhau, và chính đó là lý do khiến tất cả các xã hội đại loại như vậy đều bị chi phối bởi <b>cái tất yếu</b> được biểu hiện dưới hình thức <b>cái ngẫu nhiên</b> và được cái ngẫu nhiên bổ sung. Cái tất yếu nó tự khẳng định nó, ở đây, xuyên qua cái ngẫu nhiên, thì xét đến cùng, lại là tất yếu kinh tế."</em></h3> Engels, _Thư Engels gửi Borgius ở Breslau_ 👉 [Adam Booth, *Vai trò cá nhân và quan điểm Marxist về lịch sử*](/post/2020/11/22/adam-booth-the-individual-and-marxist-view-of-history__vai-tro-ca-nhan-va-quan-diem-marxist-ve-lich-su/) 👉 [George Novack, *Từ Lenin đến Castro: Vai trò của cá nhân trong quá trình làm nên lịch sử*](post/2020/11/21/george-novack-from-lenin-to-castro__tu-lenin-den-castro-vai-tro-ca-nhan-trong-qua-trinh-lam-nen-lich-su/) --- class: left, middle <h3><em>"Ở đây chúng ta đề cập đến vấn đề những người mà người ta gọi là vĩ nhân. Dĩ nhiên, thật là một điều ngẫu nhiên thuần túy mà một vĩ nhân nào đó xuất hiện ở một thời đại nhất định nào đó, trong một nước nhất định nào đó. Nhưng nếu chúng ta phế bỏ người đó đi thì lại xuất hiện sự đòi hỏi một người thay thế, và người thay thế này sẽ xuất hiện tant bien que mal (tốt hay xấu) nhưng cuối cùng rồi cũng xuất hiện. Cũng ngẫu nhiên mà Napoleon, anh chàng người Corse ấy, lại chính là nhà độc tài quân sự tuyệt đối cần thiết cho nền cộng hòa Pháp bị kiệt quệ bởi cuộc chiến tranh của mình, nhưng đã có bằng chứng rằng nếu không có một Napoleon thì sẽ có một người khác thế chỗ ông ta, vì mỗi khi cần đến một người như thế thì người đó sẽ xuất hiện: Caesar, Augustus, Cromwell, v.v.."</em></h3> Engels, _Thư Engels gửi Borgius ở Breslau_ 👉 [#lịch sử](categories/lịch-sử/), [#vai trò cá nhân](/tags/vai-trò-cá-nhân/) --- class: left, middle <h3><em>"Nhưng nếu như tôi biết ở hướng nào các quan hệ xã hội đang thay đổi do những thay đổi nào đó trong quá trình sản xuất kinh tế-xã hội, thì tôi cũng biết ở hướng nào tâm trạng xã hội đang thay đổi; kết quả là, tôi có thể gây ảnh hưởng tới nó. Gây ảnh hưởng tới tâm trạng xã hội có nghĩa là ảnh hưởng tới sự biến lịch sử. Do vậy, theo nghĩa nhất định, tôi có thể làm ra lịch sử, và tôi không cần phải chờ đợi trong khi ‘lịch sử đang được làm ra’.”</em></h3> Plekhanov, _"Ai làm ra lịch sử?"_ 👉 [Adam Booth, *Vai trò cá nhân và quan điểm Marxist về lịch sử*](/post/2020/11/22/adam-booth-the-individual-and-marxist-view-of-history__vai-tro-ca-nhan-va-quan-diem-marxist-ve-lich-su/) 👉 [#vai trò cá nhân](/tags/vai-trò-cá-nhân/) --- class: right, middle <h3><em>"Là nhà tư bản, hắn ta chỉ là sự hiện thân của tư bản mà thôi. Linh hồn hắn chính là linh hồn của tư bản. Mà tư bản thì chỉ có một nguyện vọng sống duy nhất, đó là nguyện vọng tự tăng lên, tạo ra giá trị thặng dư, sử dụng phần bất biến của nó, tức là các tư liệu sản xuất, để cố hút lấy một khối lượng lao động thặng dư nhiều nhất"</em></h3> Marx, *Tư bản.* --- class: right, middle <h3><em>"Quốc trái, tức sự tha hóa của nhà nước -- bất kể là nhà nước chuyên quyền, lập hiến hay cộng hòa, -- đã in dấu vết của nó lên trên kỷ nguyên tư bản chủ nghĩa. Trong cái gọi là của cải quốc dân, phần duy nhất thật sự thuộc quyền sở hữu chung của các dân tộc hiện đại là quốc trái của họ"</em></h3> Marx, _Tư bản_ 👉 [Adam Booth, Tiền là gì?](post/2020/08/28/what-is-money__tien-la-gi/) --- class: left, middle, >_"Những yêu sách đòi 'xóa bỏ' tiền bạc, 'xóa bỏ' chế độ tiền lương hoặc 'loại trừ' Nhà nước và gia đình, đặc trưng của chủ nghĩa vô chính phủ, chỉ đáng chú ý ở chỗ chúng là mẫu hình của tư tưởng cơ giới, máy móc. Tiền bạc không thể bị xóa bỏ một cách độc đoán, cũng như Nhà nước và gia đình không thể 'loại trừ', chúng phải làm hết nhiệm vụ lịch sử của chúng, mất hết ý nghĩa rồi mới biến đi. Sự tôn thờ đồng tiền chỉ sẽ nhận phát súng kết liễu cuộc đời của nó khi sự phát triển không ngừng của cải xã hội giải phóng giống động vật hai chân khỏi sự keo xỉn từng phút làm việc thêm và sự băn khoăn xấu hổ trước mỗi khẩu phần lớn, nhỏ. Một khi mất đi cái quyền lực mang lại hạnh phúc và ném con người vào cát bụi, tiền bạc chỉ còn là phương tiện kế toán thuận lợi cho thống kê và kế hoạch. Sau đó, chắc người ta sẽ không cần đến thứ biên lai ấy. Nhưng điều lo lắng ấy chúng ta để dành phần cho cháu chắt chúng ta, chắc chắn chúng sẽ thông minh hơn chúng ta."_ Trotsky, _Cuộc cách mạng bị phản bội_ Trích dẫn trong 👉 [Adam Booth, Tiền là gì?](post/2020/08/28/what-is-money__tien-la-gi/) --- class: right, middle <h3><em>"Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hoá công cụ sản xuất, do đó cách mạng hoá những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hoá toàn bộ những quan hệ trong xã hội. Trái lại đối với tất cả các giai cấp công nghiệp trước kia thì việc duy trì nguyên vẹn phương thức sản xuất cũ là điều kiện kiên quyết cho sự tồn tại của họ. Sự đảo lộn liên tiếp của sản xuất, sự rung chuyển không ngừng trong tất cả những quan hệ xã hội, sự luôn luôn hoài nghi và sự vận động làm cho thời đại tư sản khác với tất cả các thời đại trước."</em></h3> Marx & Engels, *Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.* 👉 [Alan Woods, Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì](/history/wihm/phong-kien-va-tu-ban.html) --- class: left, middle <h4><em>"...Sự phân công lao động cung cấp trực tiếp cho chúng ta ví dụ đầu tiên về tình hình sau đây: chừng nào con người còn ở trong một xã hội hình thành một cách tự nhiên, do đó chừng nào còn có sự chia cắt giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, do đó chừng nào sự phân chia hoạt động còn phải tiến hành không phải một cách tự nguyện mà một cách tự nhiên thì chừng đó hành động của bản thân con người sẽ trở thành một lực lượng xa lạ, đối lập với con người, và nô dịch con người, chứ không phải bị con người thống trị. Thật vậy mỗi khi bắt đầu có phân lao động thì mỗi người đều có một phạm vi hoạt động nhất định và độc chuyên mà người đó buộc phải nhận lấy và không thể thoát khỏi được: người đó là người đi săn, người đánh cá, hoặc người chăn nuôi, hoặc là nhà phê phán có tính phê phán, và người đó vẫn cứ phải là như thế, nếu không muốn mất những tư liệu sinh hoạt của mình...</em></h4> <h4><em>...trong đó không ai có một lĩnh vực hoạt độc chuyên và mỗi người đều có thể tự hoàn thiện trong ngành mình thích, thì xã hội điều tiết nền sản xuất chung, thành thử tôi hôm nay có thể làm việc này, ngày mai làm việc khác buổi sáng đi săn, quá trưa đi đánh cá, buổi chiều chăn nuôi, sau bữa cơm thì làm việc phê phán, tùy theo sở thích của tôi mà chẳng bao giờ tôi trở thành người đi săn, người đánh cá, người chăn nuôi hoặc nhà phê phán cả.</em></h4> Marx & Engels, _Hệ tư tưởng Đức_ 👉 [Kinh tế chia sẻ, tương lai của việc làm và 'chủ nghĩa hậu tư bản'](/post/2020/09/13/sharing-economy__kinh-te-chia-se-viec-lam-hau-tu-ban/) --- class: right, middle _"Mỗi cuộc khủng hoảng đều phá hoại không những một số lớn sản phẩm đã được tạo ra, mà cả một phần lớn chính ngay những lực lượng sản xuất đã có nữa. Một nạn dịch -- nếu ở một thời kỳ nào khác thì nạn dịch này hình như là một điều phi lý -- đương gieo tai hoạ cho xã hội, đó là nạn dịch sản xuất thừa. Xã hội đột nhiện bị đẩy lùi về một trạng thái dã man nhất thời; dường như một nạn đói, một cuộc chiến tranh huỷ diệt đã tàn phá sạch mọi tư liệu sinh hoạt của xã hội; công nghiệp và thương nghiệp như bị tiêu diệt. Vì sao thế? Vì xã hội có quá thừa văn minh, có quá nhiều tư liệu sinh hoạt, quá nhiều công nghiệp, quá nhiều thương nghiệp. Những lực lượng sản xuất mà xã hội sẵn có, không thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa; trái lại, chúng ta đã trở thành quá mạnh đối với quan hệ sở hữu ấy, cái quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát triển của chúng; và mỗi khi những lực lượng sản xuất xã hội khắc phục được sự cản trở ấy thì chúng lại xô toàn thể xã hội tư sản vào tình trạng rối loạn và đe doạ sự sống còn của sở hữu tư sản. Những quan hệ tư sản đã trở thành quá hẹp, không đủ để chứa đựng những của cải được tạo ra trong lòng nó nữa. -- giai cấp tư sản khắc phục những cuộc khủng hoảng ấy như thế nào? Một mặt, bằng cách cưỡng bức phải huỷ bỏ một số lớn lực lượng sản xuất; mặt khác, bằng cách chiếm những thị trường mới và bóc lột triệt để hơn nữa những thị trường cũ. Như thế thì đi đến đâu? Đi đến chỗ chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng toàn diện hơn và ghê gớm hơn và giảm bớt những phương cách ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng ấy."_ Marx & Engles, *Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.* 👉 [Alan Woods, Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì](/history/wihm/phong-kien-va-tu-ban.html) 👉 [#lịch sử](categories/lịch-sử/) --- class: right, middle <h3><em>"Bất cứ một câu chuyện thần thoại nào cũng đều khắc phục, khống chế và hình thành các lực lượng của tự nhiên trong tưởng tượng và nhờ tưởng tượng; do đó, nó sẽ biến mất khi người ta thực sự không chế được các lực lượng này."</em></h3> Marx, _Grundrisse_ 👉 [Alan Woods, *Lịch sử triết học, Chương 1*](/post/2021/05/23/alan-woods-hop-chap-1__chung-ta-co-can-triet-hoc-khong/#vai-trò-của-tôn-giáo) --- class: right, middle <h3><em>"Bản thân sự vận động là một mâu thuẫn: ngay cả sự di chuyển một cách máy móc và đơn giản cũng chỉ có thể thực hiện được là vì một vật thể trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa ở cùng một chỗ lại vừa không ở chỗ đó. Và sự thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và đồng thời giải quyết mâu thuẫn ấy chính là sự vận động"</em></h3> Engels, _Chống Duhring_ 👉 [Alan Woods, *Lịch sử triết học, Chương 2*](/post/2021/11/08/alan-woods-hop-chap-2__nhung-nha-bien-chung-dau-tien/) --- class: right, middle <h3><em>"Đối với nhà siêu hình học thì những sự vật là phản ánh của chúng vào tư duy, tức là những khái niệm, đều là những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định, cứng đờ, vĩnh viễn, phải được xem xét cái này sau cái kia, cái này độc lập với cái kia. Nhà siêu hình học suy nghĩ rằng những sự tương phản hoàn toàn trực tiếp; họ nói: có là có, không là không, ngoài cái đó ra là của ma quái. Đối với họ thì sự vật hoặc là tồn tại hoặc là không tồn tại: một sự vật không thể vừa là bản thân nó lại vừa là một sự vật khác. "</em></h3> Engels, _Chống Duhring_ 👉 [Alan Woods, _Lịch sử triết học, Chương 3_](/post/2021/11/10/alan-woods-hop-chap-3__aristotle-va-su-cao-chung-cua-triet-hoc-hy-lap-co-dien/#fnref1) --- class: right, middle <h3><em>"Khi chúng ta dùng tư duy để xem xét giới tự nhiên, lịch sử loài người, hay hoạt động tinh thần của chúng ta thì trước nhất, chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những sự tác động qua lại trong đó không có cái gì là đứng nguyên, không thay đổi, mà tất cả đều vận động, biến hóa, phát sinh và mất đi. Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp thời cổ và lần đầu tiên đã được Heraclitus trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và cũng không tồn tại, vì mọi vật đang trôi qua, mọi vật đều không ngừng biến hóa, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong."</em></h3> Engels, _Chống Duhring_, 👉 [Alan Woods, _Lịch sử triết học, Chương 2_](/post/2021/11/08/alan-woods-hop-chap-2__nhung-nha-bien-chung-dau-tien/#fnref3) --- class: right, middle <h3><em>"Khuyết điểm chủ yếu, từ trước cho đến nay, của mọi chủ nghĩa duy vật -- kể cả chủ nghĩa duy vật của Feuerbach -- là sự vật, hiện thực, cái có thể cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức</em> khách thể <em>hay hình thức</em> trực quan, <em>chứ không được nhận thức là</em> hoạt động cảm giác của con người, <em>là</em> thực tiễn; <em>không được nhận thức về mặt chủ quan. Vì vậy, mặt năng động được chủ nghĩa duy tâm phát triển một cách trừu tượng, vì chủ nghĩa duy tâm dĩ nhiên là không hiểu hoạt động hiện thực, cảm giác được, đúng như là hoạt động hiện thực, cảm giác được"</em></h3> Marx, *Luận cương về Feuerbach* 👉 [Alan Woods, _Lịch sử triết học, Chương 5_](/post/2021/04/21/alan-woods-hop-chap-5__lich-su-triet-hoc-descartes-spinoza-leibniz/) --- class: right, middle <h3><em>"Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống. Vì vậy, điều đầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của giới tự nhiên. (...) Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, -- đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế là con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình."</em></h3> Marx & Engels, *Hệ tư tưởng Đức.* --- class: right, middle <h3><em>"Con người, theo nghĩa đen của nó là một động vật xã hội, không những là một động vật vốn có tính hợp quần, mà còn là một động vật chỉ có thể tách riêng ra trong xã hội mà thôi"</em></h3> Marx, *Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị.* --- class: right, middle <h3><em>"Cũng giống như trong đời sống thường ngày, người ta phân biệt những điều mà một người nào đó nói hay nghĩ về mình với nhân cách thực sự và việc làm thực sự của người đó, trong những cuộc đấu tranh lịch sử, người ta lại càng phải phân biệt những câu nói và những ảo tưởng của các đảng phái với cấu tạo thực sự của họ và những lợi ích thực sự của họ, phân biệt quan niệm của họ về bản thân họ và bản chất thực tế của họ"</em></h3> Marx, *Ngày mười tám tháng Sương mù của Louis Bonaparte* --- class: right, middle <h3><em>"Hegel có nhận xét ở đâu đó rằng tất cả những sự biến lớn và nhân vật lớn trong lịch sử thế giới đều xuất hiện có thể nói là hai lần. Ông ta quên nói thêm rằng: lần đầu như một bi kịch, lần thứ hai như một trò hề."</em></h3> Marx, *Ngày mười tám tháng Sương mù của Louis Bonaparte.* --- class: right, middle <h3><em>"Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi ích kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng cần thiết, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng 'trật tự'; và lực lượng đó, nảy sinh ra từ xã hội, nhưng lại đứng lên trên xã hội và ngày càng xa rời xã hội, chính là nhà nước."</em></h3> Engels, *Nguồn ngốc của Gia đình, của Sở hữu tư nhân và của Nhà nước.* --- class: right, middle <h3><em>"Quyền lực vô hạn của sự 'giàu có' trong chế độ cộng hòa dân chủ sở dĩ trở thành chắc chắn hơn, là vì nó không lệ thuộc vào một số thiếu sót của cơ cấu chính trị, vào cái vỏ chính trị xấu của chủ nghĩa tư bản. Chế độ cộng hòa dân chủ là hình thức chính trị tốt nhất có thể có được của chủ nghĩa tư bản; ... tư bản xây dựng quyền lực của mình một cách vững vàng và chắc chắn đến nỗi không một sự thay đổi nhân viên, hay cơ quan, hay chính đảng nào trong nước cộng hòa dân chủ tư sản, lại có thể làm lung lay được quyền lực ấy."</em></h3> Lenin, *Nhà nước và Cách mạng.* 👉 [Nhà nước và hiến pháp](/post/2020/07/25/state-and-constitution__nha-nuoc-va-hien-phap/) --- class: left, middle <h3><em>"Sự thần thánh hóa Stalin đến mức ngày càng vô sỉ là cần thiết cho chế độ này, mặc dầu tính chất hài hước của nó. Tầng lớp quan liêu cần có một trọng tài tối cao, bất khả xâm phạm, đệ nhất tổng tài, nếu không phải là hoàng đế và nó kiệu lên trên vai nó con người đáp ứng tốt nhất cho lòng ham muốn thống trị của nó. Tính 'kiên quyết' của lãnh tụ mà các văn nhân tài tử phương Tây hết lời ca ngợi, chỉ là cái kết quả tổng hợp của một đẳng cấp sẵn sàng làm bất cứ việc gì để tự vệ. Mỗi viên chức chứng tỏ công khai 'Nhà nước là anh ta'. Mỗi người nhận thấy mình dễ dàng ở Stalin. Stalin tìm thấy ở mỗi người hơi thở của tâm thần mình. Stalin là hiện thân của tầng lớp quan liêu và điều đó tạo nên nhân cách chính trị của y" </em></h3> Trotsky, _Cuộc cách mạng bị phản bội_ 👉 [Adam Booth, *Vai trò cá nhân và quan điểm Marxist về lịch sử*](/post/2020/11/22/adam-booth-the-individual-and-marxist-view-of-history__vai-tro-ca-nhan-va-quan-diem-marxist-ve-lich-su/) --- class: right, middle <h3><em>"Sự nghèo nàn của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, và mặt khác là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân."</em></h3> Marx, *Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel.* 👉 [Bryce Gordon và David Spenger, Phê bình sách Sapiens của tác giả Yuval Noah Harari](/post/2020/07/27/review-of-sapiens__phe-binh-sach-sapiens-cua-tac-gia-yuval-noah-harari/#fnref2) 👉 [Cain Omahoney, Kitô giáo đã chinh phục phương tây như thế nào?](post/2021/02/05/cain-omahoney-the-correctio__kito-giao-da-chinh-phuc-phuong-tay-nhu-the-nao/) --- class: right, middle <h2><em>"Lịch sử tất cả các xã hội cho đến nay là chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp"</em></h2> Marx & Engels, *Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.* --- class: right, middle <h2><em>"Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ giành được cả thế giới cho mình."</em> <br/><br/> <em>Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!</em> </h2> Marx & Engels, *Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.*